Cây trồng khỏe mạnh là khi xanh tốt và tránh khỏi các tác nhân sâu bệnh hại thường ngày đang tiềm an. Bạn có thể ngăn chặn những loại sâu bệnh này bằng cách quan sát và kiểm tra cây trồng mỗi ngày. Tuy nhiên, nhiều người vẫn đang lầm tưởng trong việc sử dụng thuốc trừ sâu để phòng trừ các loại sâu bệnh, đây là cách vô tình khiến chúng bùng phát nhiều hơn vào các vụ sau. Bài viết này sẽ giúp bạn tìm hiểu kĩ hơn về top 5 loại sâu hại rau thường xuất hiện ở cây trồng, từ đó có thể biết cách chăm sóc và xử lí sâu bệnh nhé!
1. Rệp (Aphids) – Top 5 loại sâu hại rau

Rệp là loài sâu có tuổi thọ ngắn, sống chưa đến 1 tuần tuổi. Tuy nhiên mức độ sinh sôi nảy nở cực kì nhanh. Rầy mềm, rầy trưởng thành và rầy non với kích thước nhỏ chủ yếu bám trên lá và chồi non, hút nhựa cây, làm cho chồi và lá bị quăn lại, lá chuyển sang màu tái hoặc vàng, khô héo rồi chết dần. Chúng không chỉ gây hại trực tiếp cho rau mà còn là “tác nhân gây hại” gián tiếp vì chúng là vật trung gian truyền bệnh virus cho rau muống. Rệp có khả năng sinh sản nhanh, phát triển mạnh trong thời tiết khô nóng.
Khi xử lí rệp, ta có thể sử dụng dầu neem hoặc xà phòng diệt côn trùng.
2. Bọ xít xanh (Spider mites)

Bọ xít rất khó để nhận ra bằng mắt thường, chúng thường ẩn mình trong những chiếc lá màu xanh, ta phải quan sát thật kĩ một hồi mới có thể tìm thấy. Trong thời kì khô hạn, bọ xít phát triển rất nhanh. Khi rau bị bọ xít tấn công, có thể gây là hiện tượng lá đốm, sọc và bạc màu, có thể rụng khỏi cây, lâu dần cây rau sẽ chết.
Vậy nên điều bạn cần làm và lưu ý là thường xuyên tưới nước đảm bảo cho vườn rau đủ ẩm tránh khói bụi và khô hạn tạo điều kiện giúp bọ xít nảy nở. Trường hợp sâu bệnh nặng có thể sử dụng biệp pháp trộn bột nhão với nước và tưới cây hoặc sử dụng thuốc trừ sâu hữu cơ với liều lượng vừa đủ.
3. Bọ trĩ (Thrips) – Top 5 loại sâu hại rau

Đây cũng là một loại sâu hại có kích thước nhỏ khoảng 5mm. Tuy nhiên hậu quả của nó tác động là không hề nhỏ và rất dễ nhận thấy. Khi bị bọ trí xâm lấn, ta có thể thấy được những đốm đen kim loại nhỏ nằm trên đầu lá. Điều này thường dẫn đến lá nâu và khô, sau đó thì rụng khỏi cây trồng. Bọ trĩ khi nảy nở sẽ rất nhanh và khó kiểm soát do đó phải sử dụng các biện pháp như bẫy dính, xà phòng diệt côn trùng hoặc là dùng dầu neem.
4. Bọ phấn – Top 5 loại sâu hại rau

Bọ phấn là loài sinh sản nhanh, trong thời gian ngắn chúng đã phát tán khắp vườn khiến cây cối héo úa. Bọ phấn hút nhựa cây già và non và tiết ra một loại mật ngọt, mở đường cho kiến và rệp. Sau khi có được cánh, chúng di chuyển để tàn phá môi trường mới. Bọ phấn là tác nhân gây nên bệnh vi rút từ cây này sang cây khác. Để phòng trường hợp bọ phấn tấn công, hãy trồng các loại hoa mật ở gần đó thu hút các loại bọ phấn đến sinh sống. Sử dụng tấm bẫy dính hoặc phun nước tỏi và ớt cũng là một ý kiến rất hay.
Xem thêm: Cải tạo đất trồng rau sau thu hoạch
5. Rệp sáp – Top 5 loại sâu hại rau

Rệp sáp phổ biến cả trong nhà và ngoài trời, chúng khiến cây phát triển còi cọc, khô héo và úa vàng. Các loài gây hại có thể dễ dàng nhận ra nhờ có một lớp màng tơ bao bọc quanh cây rau. Xà phòng diệt côn trùng có tác dụng tốt đối với các loài gây hại. Bạn cũng có thể dùng tăm hoặc tăm bông nhúng vào cồn tẩy rửa những vết nhiễm nhẹ trên cây trồng nếu ở phạm vi nhỏ.
Lời kết
Chăm sóc cây trồng là một quá trình đòi hỏi sự tỉ mỉ, kiên nhẫn và có kinh nghiệm. Vậy nên việc giải quyết tình trạng sâu bệnh hại không phải là ngày một, ngày hai. Tuy nhiên sự cố gắng và miệt mài mỗi ngày sẽ đẩy lùi sâu bệnh và đem lại cho bạn một vườn rau khỏe mạnh. Chúc bạn thành công!
Xem thêm: Cải tạo đất mặn từ A tới Z