Hướng dẫn cách chăm sóc cây sả phát triển tốt

Hướng dẫn cách chăm sóc cây sả phát triển tốt

Chăm sóc cây sả như thế nào để phát triển tốt nhất? Củ sả hay có tên gọi quen thuộc hơn là cây sả, một món gia vị quen thuộc trong các món ăn đặc trưng ở Việt Nam. Các món ăn kho sả đều có mùi thơm rất đặc trưng và hấp dẫn, khử đi mùi tanh của thịt, cá rất hiệu quả. Bên cạnh việc sử dụng sả như một loại phụ gia, cây sả còn đóng vai trò là một loại dược liệu hữu ích đối với sức khỏe và sắc đẹp của con người. Một trong những công dụng nổi bật của cây sả là diệt các loại côn trùng như ruồi, muỗi,…Chính vì tính hữu dụng của sả đã làm cho loài thực vật này trở nên cần thiết trong đời sống và có mức tiêu thụ lớn mỗi ngày. Vậy nên đây là điều kiện tốt cho bà con trồng thêm cây sả để buôn bán kiếm thêm thu nhập. Bài viết này, Thế Giới Làm Vườn sẽ hướng dẫn cho bà con cách chăm sóc cây sả đạt được năng suất cao nhé!

Làm đất để trồng cây sả – Chăm sóc cây sả

Hướng dẫn cách chăm sóc cây sả phát triển tốt 1
Chăm sóc cây sả

Cải tạo lại đất sẽ tạo điều kiện cho cây trồng sinh trưởng tốt và phát triển mạnh mẽ, đạt năng suất cao. Có hai phương pháp cải tạo đất trồng là làm đất toàn diện và đất cục bộ.

Tham khảo dòng sản phẩm đất đỏ bazan phù hợp cho làm vườn trồng cây sa

1. Làm đất toàn diện – Chăm sóc cây sả

Áp dụng cho những khu vực có địa hình tương đối bằng phẳng, độ dốc thấp dưới 200. Lượng mưa vào mùa không quá lớn. Làm đất toàn diện sẽ giúp mặt đất được tái tạo và giữ mặt đất có độ ẩm cần thiết của cây trồng. Bên cạnh đó là tiêu diệt những loại cỏ dại tuy nhiên có nhược điểm là dễ bị xói mòn.

Cách thực hiện:

  • Tiến hành cày theo đường đồng mức, cày sâu 20-25cm, không xới đất.
  • Cày bừa kỹ, nhỏ đất, san đất và phơi khô đất.
  • Lên luống.

Yêu cầu về luống trồng sả:

  • Thuận tiện cho quá trình sinh trưởng và phát triển của cây trồng hơn nữa phải tiết kiệm đất.
  • Thuận tiện cho việc đi lại, chăm sóc và thu hoạch.
  • Phần luống rộng từ 1,2m-1,4m, với chiều cao từ 15-20cm và phần rãnh rộng từ 30-40cm. Mặt luống không được có phần trũng ở giữa để đảm bảo thoát nước tốt vào mùa mưa.
  • Nên đặt cọc ở giữa luống để khi kéo dây tưới cây không dập nát luống được nâng lên, có thể khoét hàng hoặc khoét lỗ để trồng cây.

Cắt hàng:

  • Tạo hai hàng rạch trên mỗi luống, mỗi hàng rộng 15cm, sâu 15 cm.
  • Các hàng song song với chiều dài của luống.
  • Mỗi hàng cách nhau khoảng 0,8-1m.
  • Hàng có thể cắt thủ công hoặc cắt bằng máy theo yêu cầu của địa hình cũng như túi tiền của người trồng.
  • Trồng các dãy song song với nhau.

Đào hố: Xác định khoảng cách thích hợp theo loại đất và mức độ thâm canh. Đối với đất phì nhiêu, thâm canh, đào các hố cách nhau khoảng 120cm x 40cm, mật độ khoảng 20.800 hố / ha. Có độ phì nhiêu trung bình, thâm canh vừa phải, trồng 80 cm x 50 cm, mật độ 25.000 hố / ha. Với đất kém màu mỡ, khí hậu kém thuận lợi, khoảng cách trồng 70cm x 50cm, mật độ khoảng 28.600 hố / ha.

2. Làm đất cục bộ (làm đất theo băng)

Phương pháp cải tạo đất này thường được áp dụng ở các khu vực địa hình dốc, có lượng mưa lớn và mưa tập trung và thích hợp để cải tạo vào mùa mưa hơn là làm đất toàn phần. Tuy nhiên, đặc điểm của loại làm đất này là không dọn sạch được hoàn toàn cỏ nên khó khăn trong công tác trồng cây và chăm sóc.

Cách thực hiện:

  • Cày đất theo phương ngang song song với đường đồng mức, cày mỗi rãnh rộng khoảng 150 cm, độ sâu từ 20cm đến 30cm. Sau đó, loại bỏ rễ cỏ dại, đặc biệt là ở những bãi cỏ mọc um tùm.
  • Nếu mật độ nhiều nên tiến hành cày đất 2 lần. Lần đầu tiên bạn cày đất để diệt cỏ dại. Lần thứ hai cách lần thứ nhất 15-20 ngày. Sau đó, tiếp tục xới, đập đất để làm cho đất tơi xốp và mịn.
  • Dọn sạch cỏ dại, nhất là rễ cỏ: Bừa thật kỹ, cố gắng bừa đi bừa lại nhiều lần.
  • San phẳng mặt đất trước khi trồng. Sau khi bừa nên san phẳng mặt đất cây dễ chăm sóc và phát triển.
  • Phía trên lớp băng: Mặt băng rộng 3 – 4m . Chiều cao của dải băng là 18 đến 20 cm. Mương rộng 30 cm để thuận tiện cho việc bảo dưỡng và thoát nước khi mưa lớn.
  • Cắt hàng: Tương tự như cắt dọc trên luống trên đất bằng. Các rãnh thẳng hàng song song với đường đồng mức, lỗ sâu 15 cm, rộng 15 cm. Khoảng cách giữa các lỗ và hàng được xác định giống như cách làm đất toàn phần.

3. Hướng dẫn kỹ thuật bón lót cho cây – Chăm sóc cây sả

Hướng dẫn cách chăm sóc cây sả phát triển tốt 2
Chăm sóc cây sả

Số lượng phân cần bón cho một héc ta đất bao gồm: phân hữu cơ hoai mục với 10 tấn/ha, phân xanh là 100kg/ha. Ngoài ra, cần tiến hành bón vôi để cải tạo đất phèn chua, lượng vôi cần bón là 500kg-600kg/ha (có thể là vôi đá hoặc vôi bột). Để đảm bảo tính chất của phân, nên bón riêng và bón trước khi trồng ít nhất 7 ngày.

  • Bón vôi: Khi bón vôi cần rải đều khắp mặt ruộng. Khuyến khích bà con nên rải vôi vào ngày không có gió.
  • Với phân lân và phân hữu cơ: Nếu tự ủ thì nên trộn lân với phân hữu cơ rồi mới ủ. Rải đều phân lỏng vào rãnh hoặc hố trồng. Bà con cũng có thể bón riêng từng loại phân: đầu tiên rắc phân P, sau đó rắc phân chuồng lên trên. Không rắc phân lân vào phân chuồng để tránh lượng lân rải trên đất bám vào hom sả gây héo rũ và cành giâm sẽ bị thối rữa.

Tham khảo sản phẩm: Phân bò Tropical Premium

Kỹ thuật tưới nước cho cây sả

Sau khi trồng xong cần tưới nước ngay để đảm bảo tỷ lệ sống cao. Lượng nước tưới tùy thuộc vào điều kiện tự nhiên: khí hậu, loại đất, lượng nước tưới mỗi lần,…

Cây sả mới trồng, khả năng hút nước của rễ còn yếu, sự thoát nước do thoát hơi nước qua lá cũng ít nên nhu cầu nước cho từng vụ còn ít. Vậy nên khuyến khích bà con tưới phun sương cho cây sả.

Lưu ý: Vì cây sả mới trồng, ít hoặc không có rễ nên diện tích che phủ mặt đất rất nhỏ. Vì vậy khi tưới nước bằng vòi phun mưa cần cẩn thận và sử dụng bình phun sương, tưới vào lúc trời râm mát hoặc nắng nhẹ đảm bảo đất thoát nước tốt, tránh tình trạng cây bị úng rễ và chết.

Thu hoạch cây sả cuối mùa

Hướng dẫn cách chăm sóc cây sả phát triển tốt 3
Chăm sóc cây sả

Trồng sả để ăn, tháng 3-4 có thể tỉa cành lớn, vun gốc cho cành mới. Khi trồng để chiết xuất tinh dầu sả, tốt nhất sau khi trồng 10 – 12 tháng là có thể thu hoạch. Khi cây sả càng già thì lượng tinh dầu bên trong càng nhiều. Cắt bỏ cả lá và bẹ, để lại nhánh cao 8-10 cm rồi trồng xuống đất. Sau đó tưới thêm nước, bón phân, cây sẽ tiếp tục đâm chồi và tiếp tục vòng thu hoạch thứ hai sau 5 – 6 tháng. Như vậy là quanh năm suốt tháng vừa trồng được cây sả lấy tinh dầu sản xuất và sử dụng, bà con lại có nhành gốc để tiến hành trồng thêm mùa vụ tiếp theo vô cùng đơn giản.

Lời kết

Mong qua bài viết này, bà con đã hiểu rõ hơn về cây sả, những công dụng tuyệt vời của chúng đối với sức khỏe con người. Đặc biệt là những kiến thức hữu ích kỹ thuật trồng cây sả, cách chăm sóc và kỹ thuật bón phân, thu hoạch đúng. Để từ đó là cơ sở tiền đề tạo một một vườn sả giá trị và năng suất cao, chúc bạn thành công!

Xem thêm: Hướng dẫn kỹ thuật trồng cây dược liệu

Shop cây online ||| Shop giá thể đất trồng online ||| Shop Thiết bị làm vườn