Các loại cây tắm cho trẻ sơ sinh có công dụng hiệu quả trong việc thanh nhiệt, giải độc, trừ rôm sảy, mần đỏ. Trong dân gian, có nhiều loại cây được sử dụng với mục đích tắm cho trẻ sơ sinh. Để biết rõ hơn thông tin về các loại cây này, mời bạn cùng theo dõi bài viết dưới đây của chúng tôi nhé!
-
Nội Dung Chính
Lá chè xanh

Lá chè xanh có rất nhiều công dụng như điều trị các bệnh viêm loét, hăm tã, da bị lở loét. Vào mùa đông việc đóng bỉm hàng ngày có thể khiến da trẻ bị hăm, lở loét. Chính vì vậy, tắm lá chè xanh 1 tuần 2 lần hoặc rửa bộ phận sinh dục cho bé bằng lá chè xanh hàng ngày sẽ phòng ngừa được hăm tã cho trẻ. Cách nấu nước tắm từ lá trà xanh là đun sôi nước với lá trà trong vòng 30 phút, thêm muối hạt vào và để nguội sau đó tắm bé như bình thường.
Tuy vậy, hiện nay rất khó mua được trà xanh nguyên chất và sạch do tình trạng sử dụng thuốc trừ sâu phổ biến.
-
Lá khế
Lá khế rất khó tìm và có mùi đặc trưng nên nhiều mẹ sẽ thấy khó chịu trong quá trình làm nước lá tắm bé. Tuy nhiên, hiệu quả mà lá khế đem lại thì không thể phủ nhận.

Lá khế được dùng để tắm cho bé nhằm trị ngứa, rôm sảy, mề đay rất hiệu quả. Một nắm lá khế chỉ cần rửa sạch và giã nước. Lọc lấy cốt rồi pha với nước ấm để tắm là đã mang lại hiệu quả đáng kinh ngạc cho làn da của bé.
-
Lá trầu không
Theo đông y thì trầu không là loài thân leo, vị cay nồng, thơm hắc, tính ấm. Thích hợp khi tắm cho bé vào mùa đông. Trong lá trầu không có chứa chất kháng sinh, giúp trừ phong, tiêu viêm, sát trùng và kháng khuẩn. Trầu không dùng để chữa chàm cho bé rất hiệu quả, chủ yếu là sát khuẩn và giảm ngứa với những bé có cơ địa dị ứng.

Cách tắm: Trầu không tầm 10 lá đem rửa sạch, thái mỏng cho vào nồi nước đun sôi. Để một lúc cho nước trầu tiết ra pha với nước ấm để tắm cho bé những ngày đông lạnh giá rất phù hợp, giúp cơ thể bé nóng ấm. Ngoài tác dụng kháng khuẩn nước trầu không còn chữa hăm cho bé rất hiệu quả. Tuy nhiên, để phòng tránh các trường hợp bé bị dị ứng mẹ có thể bôi một ít nước trầu không lên tay bé trước khi tắm trực tiếp.
-
Mướp đắng
Mướp đắng không chỉ là món ăn vừa lành vừa bổ, mà còn rất hữu hiệu với làn da của bé đặc biệt là khi bị rôm sảy. Mỗi lần tắm chỉ cần 2 quả vừa là được.

Cách nấu: Rửa sạch mướp đắng, sau đó xay/ giã nát, lọc lấy nước để tắm cho bé. Với cách này, bạn sẽ bất ngờ với làn da của con mình.
-
Sài đất
Sài đất có vị ngọt chua, tính mát, được dùng để thanh nhiệt, giải độc và chữa mụn nhọt, rôm sảy ở trẻ em hay những viêm tấy ngoài da. Không những thế người ta còn sắc cây sài đất phơi khô để giải cảm, viêm họng, viêm phế quản, ho gà, phòng sởi…

Các mẹ cần chuẩn bị khoảng 200g lá sài đất. Ngấm lá với nước muối loãng, rửa sạch lại sau đó vò nát hoặc giã lấy nước cốt. Đun nước sài đất với 2 lít nước sôi, để 5 phút rồi hòa loãng với nước tắm cho bé.
Nếu ở thành phố bạn có thể tìm mua lá sài đất tại nhiều chợ lớn, quầy bán lá xông, các vườn thuốc đông y hoặc nhờ người thân gửi từ quê lên.
-
Lá đinh lăng
Đinh lăng là một vị thuốc nam có nhiều tác dụng tốt cho sức khỏe con người. Phơi khô lá đinh lăng nhồi gối hoặc nấu nước tắm có thể giúp bé cải thiện tình trạng ra mồ hôi trộm, hạn chế mụn nhọt và mẩn ngứa cho bé.

Lá đinh lăng có tính hàn do đó chỉ nên dùng tắm bé 2 đến 3 lần/ tuần.
-
Lá rau sam
Dù là một loại rau nhưng lá sam cũng được dùng để nấu nước lá tắm bé với mục đích thanh nhiệt, giải độc và sát trùng. Lá sam lành tính có vị ngọt dễ chịu cũng là một món ăn thích hợp cho bé vào giai đoạn ăn dặm.

Cây sam rất dễ trồng nên mẹ có thể trồng trong vườn nhà để tắm cho bé thường xuyên.
Nội dung bài viết hôm nay Thế Giới Làm Vườn chia sẻ đã phần naod giúp bạn nắm rõ hơn thông tin về các loại lá tắm cho trẻ sơ sinh rồi phải không nào? Bạn có thể tìm những loại lá tắm này quanh vườn nhà cách dễ dàng, hiệu quả mang lại rất cao. Để cập nhât thêm nhiều tin tức khác về cây cảnh, bạn đừng quên truy cập thường xuyên vào trang web của chúng tôi nhé!